Chào mừng bạn đến với forum.minhha.vn, Nơi chia xẻ những thông tin bổ ích
Đăng ký  hoặc  Đăng nhập

Hiểu đúng về ngày nhà giáo Việt Nam

Hiểu đúng về ngày nhà giáo Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng mười một 20, 2015, 9:31 am

Trong cuốn sách “Đúng việc”, nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung dành hẳn một chương để định nghĩa lại 5 chủ thể trong hệ thống giáo dục - Nhà nước, nhà trường, nhà giáo, gia đình và người học.
Nhiều quan điểm thú vị của nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung về ngày 20/11 đã được chia sẻ trong buổi ra mắt sách Đúng việc: một góc nhìn về câu chuyện khai minh vào tuần qua. Ông cho biết, lâu nay chúng ta luôn xem ngày 20/11 là dịp để tôn vinh thầy cô giáo, mà quên mất ý nghĩa thực sự của ngày lễ.

Năm 1957, Liên hiệp Quốc tế Các công đoàn giáo dục (FISE) mà Việt Nam là một thành viên, quyết định lấy 20/11 làm ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Đây là dịp nêu cao mục tiêu đấu tranh nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, chống áp bức, thể hiện trách nhiệm và quyền lợi của giáo giới. Mỗi khi đến dịp 20/11, nhà giáo lại tự nhắc nhở mình về sứ mệnh thiêng liêng của mình, về hành trình đấu tranh để giành lấy quyền tự do thực hiện sứ mệnh khai sáng của mình, thay vì chỉ đấu tranh về phúc lợi.

Theo ông Giản Tư Trung, sự tôn vinh và trân trọng của xã hội trong ngày 20/11 là niềm vui lớn với người làm nghề dạy học. Song mặt khác, cũng khiến cho nhiều nhà giáo có lương tri cảm thấy áp lực và trách nhiệm. Họ hiểu rằng sự tôn vinh đó đi kèm với những đòi hỏi khắt khe hơn, đặc biệt là khi một bộ phận xã hội nhìn nhận thiếu tôn trọng nghề giáo vì hàng loạt trường hợp “con sâu làm rầu nồi canh”. Với người gieo chữ, nếu không làm đúng và làm tốt công việc dạy học mà nghiễm nhiên đón nhận sự tôn vinh, đó là điều hổ thẹn.

Hình ảnh
Nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung.


"Mặc dù nghề giáo còn nhiều thiệt thòi, song đồng lương còi cọc không phải nguyên nhân dẫn đến sa sút trong chất lượng giáo dục. Đó càng không phải cách lấy lại uy tín và hình ảnh của nhà giáo trong mắt xã hội. Bởi xã hội sẽ nói, nếu không chấp nhận nổi thì thầy cô đừng làm nghề này, còn nếu làm, xin hãy làm cho tốt! Thay vì than vãn, hãy mạnh dạn đòi lấy những quyền mình xứng đáng được có, trong đó có quyền được dạy học chân chín. Hãy làm đúng việc và bảo vệ chuẩn mực nhà giáo. Đó là điều khiến cho tiếng nói của giáo giới đối với chính quyền và cộng đồng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết", ông Trung nói.

Trong cuốn sách Đúng việc: một góc nhìn về câu chuyện khai minh, ông Giản Tư Trung dành hẳn một chương để định nghĩa lại 5 chủ thể trong hệ thống giáo dục: Nhà nước, nhà trường, nhà giáo, gia đình và người học. "Chúng ta nỗ lực để đổi mới giáo dục, nhưng liệu đã làm rõ đích đến, xác định đúng vai trò và công việc của mỗi chủ thể hay chưa? Làm sao để mỗi chủ thể giành lấy các quyền vốn có và trả lại quyền cho các chủ thể khác? Nếu đã làm đúng việc và có đủ quyền thì các chủ thể này liệu có đang thực hiện tốt vai trò và công việc của mình? Khi những câu hỏi này được trả lời một cách thỏa đáng thì nền giáo dục mới thật sự được đổi mới", ông Giản Tư Trung nhấn mạnh.

Ngày 20/11 sẽ mang đúng ý nghĩa hơn, nếu các nhà giáo cùng ngồi lại trả lời những câu hỏi đơn giản nhưng hệ trọng như: Làm thầy là làm gì?; Người thầy khác với thợ dạy ra sao?; Thế nào là con người?; Thế nào là khai minh?... Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng thêm một tổ chức độc lập như Hiệp hội Nhà giáo Việt Nam, hay Ủy ban Quốc gia về Chuẩn mực Nghề giáo. Sứ mệnh của tổ chức này không chỉ bảo vệ lợi ích thành viên, mà quan trọng hơn là bảo vệ quyền dạy học, chuẩn mực đạo đức và yêu cầu chuyên môn của nghề dạy học.


An San, VNE
Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam
Handphone: 0
Tagsminh hà,khiêu vũ,dancesport,ballroom, online,rumba, standard,latin,âm nhạc,solar,năng lượng mặt trời

Quay về Các tin hay/Các bài viết hay (News - Special Reports)

Points: 0

cron